Header Ads

Răng thưa có niềng được không?

Bạn đang gặp phải tình trạng răng thưa gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và khả năng ăn nhai? Vậy răng thưa có niềng được không? Niềng răng có cải thiện được tình trạng này không? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Răng thưa là như thế nào?

Răng thưa là một vấn đề răng miệng thể hiện qua việc răng trên cùng một hàm mọc khá xa nhau, răng mọc không đồng đều hoặc ở giữa các răng có kẽ hở và có thể mọc không đủ răng. Bệnh nhân bị răng thưa thường gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và nhai vì thức ăn dễ bám sâu vào các kẽ răng. 

Ngoài ra, răng thưa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm và còn là nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn. Về bản chất, răng thưa không phải là một bệnh lý gây tổn hại đến sức khỏe toàn thân nhưng nó làm mất đi thẩm mỹ của khuôn miệng, kéo theo làm khuôn mặt mất đi sự hài hòa.

Ảnh hưởng của răng thưa: 

  • Gây mất thẩm mỹ: Răng cũng nằm ở “mặt tiền” của khuôn mặt, đóng vai trò quan trọng đối với sự cân xứng và thẩm mỹ của khuôn mặt mỗi người. Vì vậy, khi răng thưa và hàm không đều sẽ tạo nên khiếm khuyết làm bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp, khi cười, khi ăn uống...

  • Giắt thức ăn: Kẽ răng lớn khi răng bị thưa có thể tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn dính vào và mắc lại. Các trường hợp vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng...

  • Gây lệch khớp cắn làm tổn thương xương hàm: Răng thưa sẽ làm khớp cắn ở hai hàm không đều nhau, gây ra tình trạng tổn thương xương hàm đặc biệt là khi nhai. Ngoài ra, vấn đề này còn làm cho lực nhai bị giảm đi đáng kể, từ đó gây ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, cơ thể suy nhược (do thức ăn khô được nghiền nhỏ, làm giảm khả năng hấp thu).

  • Dễ rụng răng hơn: Khi bị răng thưa, độ khít sát của các răng không cao nên làm suy giảm lực liên kết giữa chúng, từ đó khiến răng gặp tình trạng di chuyển (lung lay) thường xuyên trên hàm. Thời gian xảy ra vấn đề này kéo dài kèm với sự xâm nhập của vi khuẩn do mảng bám từ thức ăn hoặc tuổi tác sẽ làm răng rụng sớm hơn.

Vậy răng thưa có niềng được không? 

Hiện nay, niềng răng thưa là phương pháp được nhiều người lựa chọn và các bác sĩ cũng đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn cũng như khuyên dùng. Bởi kết quả sau khi niềng có thể duy trì lâu dài, thẩm mỹ cao và không ảnh hưởng đến răng thật.

Niềng răng là kỹ thuật sử dụng hệ thống khí cụ để di chuyển các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, giúp chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc răng và khớp cắn. Mang đến hàm răng đều đặn cũng như tăng cường chức năng ăn nhai.

Với lực kéo ổn định giúp đưa hàm răng sát khít lại, không còn khoảng hở và cân bằng khớp cắn. Kết quả sau khi niềng được duy trì lâu dài.

Niềng răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc răng, bởi không cần mài hay làm răng yếu đi như bọc sứ. Bảo tồn răng thật tối đa.

Răng thưa đều khít lại cũng đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai được tăng cường, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng hay bệnh về đường tiêu hóa.

Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề răng thưa có niềng được không? Để có phương án tốt nhất cho tình trạng của mình bạn hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và tìm kiếm phương án tốt nhất nhé. 

Được tạo bởi Blogger.