Header Ads

Mất răng gây hóp má phải làm sao?

 Răng hàm là chiếc răng đảm bảo chức năng ăn nhai và giúp gương mặt đầy đặn, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng hàm đi. Vậy mất răng hàm có bị hóp má không? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Đặc điểm, chức năng thẩm mỹ của răng hàm 


Hàm răng của người trưởng thành sẽ có từ 28 - 32 chiếc răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8 - 12 răng hàm lớn. 

Răng hàm gồm răng số 6, 7, 8, là những chiếc răng có kích thước mặt nhai lớn, mọc ở trong cùng của cung hàm. Trong đó: 

  • Răng số 6 và số 7 (răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai) là những chiếc răng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ăn nhai. Nếu các răng này bị mất bạn cần nhanh chóng tìm phương án phục hình sớm để tránh gặp phải hậu quả nghiêm trọng. 

  • Răng số 8 (răng khôn) là răng hàm lớn thứ ba, là răng mọc muộn nhất trên cung hàm, răng 8 không có vai trò ăn nhai và thẩm mỹ trên cung hàm. Nếu phải chỉ định nhổ bỏ thì sẽ không cần phục hình lại. 


Tại sao mất răng gây hóp má?

Răng hàm là chiếc răng nằm ở phía trong của cung hàm, khi bị mất đi sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó có tình trạng hóp má. Do vùng má của chúng ta được cấu tạo bởi nhiều khối cơ liên kết chặt chẽ với nhau, hệ thống xương hàm và răng trên cung hàm sẽ giúp má đầy đặn và căng hơn.

Khi răng bị mất, do không còn sự tương tác qua lại giữa răng và nướu dẫn đến xương hàm bị tiêu biến đi. Lúc này các khối cơ không còn nơi nâng đỡ hay làm đầy, theo cơ chế tự nhiên sẽ chùng xuống dẫn đến hiện tượng hóp má, khuôn mặt lão hóa sớm làm bệnh nhân già đi so với tuổi thật.

Mất răng cũng sẽ gây tình trạng tiêu xương hàm, trong thời gian từ 3 - 5 năm không được phục hình lại sẽ gây ra tình trạng tiêu xương, khiếp má bị hóp, gương mặt trở nên già nua hơn. 

Vậy phục hình răng hàm mất bằng cách nào? 

Ngành nha khoa hiện nay có 3 phương án phục hình răng mất, cụ thể gồm: 

  • Hàm giả tháo lắp: Cấu tạo gồm nền hàm, khung hàm và răng sứ phục hình gắn cố định với nhau bằng cách móc nối chuyên dụng. Hàm nhựa này không được gắn cố định trên cung hàm nên sau thời gian sử dụng hàm dễ bị lỏng, ăn nhai khó khăn. 

  • Cầu răng sứ: Phương pháp này phục hình răng mất bằng cách mài 2 răng bên cạnh để làm trụ nâng đỡ, sau đó chụp cầu 3 răng sứ lên trên. Răng sứ ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp, nhưng về lâu dài cũng gây nhiều bất tiện, răng mài bên cạnh có thể bị hỏng, không phòng tránh được tiêu xương. 

  • Trồng răng Implant: Đây là phương pháp bác sĩ tiến hành đặt trụ implant từ vật liệu titanium vào xương hàm để thay thế răng mất. Sau từ 2 - 6 tháng sẽ lắp mão sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. 


Răng implant ăn nhai chắc chắn, tính thẩm mỹ cao tuổi thọ lâu dài. Đây là giải pháp được hầu hết các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân sử dụng. Trồng răng implant cũng giúp phòng tránh tiêu xương, từ đó bạn không cần phải lo lắng tình trạng hóp má xảy ra. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng và mong muốn có một giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/rang-su-venus-co-dac-diem-nhu-the-nao-co-tot-khong/



Được tạo bởi Blogger.