Header Ads

Dịch vụ chống thấm dột

Chống thấm hiện nay là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp. Hạng mục thi công dịch vụ chống thấm dột luôn được xem trọng ngay từ khâu thiết kế cơ sở ban đầu. Nó góp phần không nhỏ tạo nên sự hoàn hảo cho công trình.


Chống Thấm là gì ?

Theo định nghĩa trên wiki thì Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định.

Trong các công trình xây dựng, thi công chống thấm là một yêu cầu cơ bản và khá khắt khe. Các công trình xây dựng lớn và quan trọng như trung tâm thương mại, dự án căn hộ chung cư, tòa nhà cao tầng văn phòng, cao ốc…đều được tổ chức thi công chống thấm cực kỳ bài bản đáp ứng theo yêu cầu khắt khe từ đầu theo thiết kế của các chuyên gia hàng đầu.

Tại sao cần dịch vụ chống thấm ?

Trước đây, khi xây dựng công trình dân dụng cũng như công nghiệp, người ta ít để ý đến thi công chống thấm. Điều đó gây ra rất nhiều thiệt hại về sau như : mất tính thẩm mỹ, ẩm mốc ảnh hưởng sức khỏe, công trình bị thấm dột xuống cấp rất nhanh chóng dẫn tới nguy cơ cháy nổ đổ sập…

Chính vì thế, hiện nay nhiệm vụ thiết kế thi công dịch vụ chống thấm luôn đặt ra ưu tiên hàng đầu khi thiết kế công trình.

Lợi ích của dịch vụ chống thấm :

- Tiết kiệm chi phí : Vì khi thi công dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, công trình sẽ ít bị xuống cấp. Do đó hạn chế được chi phí tu sửa, cải tạo sau này.

- Đảm bảo tính thẩm mỹ : Khi được thi công chống thấm công trình của bạn sẽ không bị nứt nẻ, ẩm mốc hay xuất hiện các mùi hôi khó chịu do nồm ẩm . Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và vẻ đẹp lâu dài.

- Kéo dài tuổi thọ : Dịch vụ chống thấm dột PNC giúp bảo vệ các hạng mục được thi công khỏi tác hại của nước và độ ẩm, từ đó duy trì tính vẹn toàn cấu trúc, tăng tuổi thọ cho công trình.

Các  hạng mục chống thấm của chúng tôi:

- Sàn đáy tầng hầm, hố Pit thang máy

- Chống thấm ngược Vách tường vây

- Chống thấm nhà vệ sinh Toilet WC

- Cổ ống xuyên sàn, vách

- Chống thấm Sân thượng – Ban công – Sàn mái – chống thấm dột trần nhà – Bồn hoa – Sê nô

- Chống thấm tường

- Bể bơi trên cao

- Bể phòng cháy chữa cháy

- Bể tự hoại ngầm

- Bể nước sinh hoạt

- Bãi đỗ xe – Khu Landscape

Các biện pháp thi công chống thấm 

1. Sơn chống thấm dột

Sơn là biện pháp thi công đã quá quen thuộc với mọi công trình. Nó không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mặt tường khỏi thấm nước, ngăn nước xâm nhập sâu vào bề mặt tường. Tại khu vực phía Bắc thời tiết có độ ẩm tương đối cao nên sử dụng sơn thông thường là không đủ, cần kết hợp thêm sơn chống thấm.

Thông thường là sơn tường, nó được dùng để sơn lên bề mặt ngoài, nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước. Bên cạnh vai trò ngăn nước xâm nhập thì nó còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Xem thêm về sơn epoxy.

Phương pháp dùng sơn chống thấm dột thi công đơn giản mà hiệu quả mang lại cao, giá thành rẻ được nhiều gia đình lựa chọn.

2. Phụ gia đổ bê tông

Phụ gia đổ bê tông có tác dụng ngăn cản không cho nước thấm qua bê tông khi bê tông đã đủ độ cứng. Cơ chế hoạt động làm giảm độ rỗng của bê tông, bít các lỗ mao dẫn, tạo thành lớp kỵ nước trên bề mặt các lỗ mao mạch đó.

3. Phương pháp dùng màng

Phương pháp thi công bằng màng dán thường được sử dụng cho khu vực sàn nhà, mái nhà, hầm, kho,… Thi công bằng phương pháp này khá đơn giản so với nhiều phương pháp khác.

Bạn không cần phải sử dụng các thao tác kỹ thuật phức tạp. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống dột, sau đó dán trực tiếp màng dán lên bề mặt.

Chống thấm màng bitum

Màng Bitum có độ dày khoảng 4mm được dán trực tiếp vào bề mặt bê tông thông qua phương pháp khò nóng.

Chống thấm bằng màng lỏng Polyurethane

Màng lỏng chống thấm Polyurethane là loại màng cao cấp với tính chất kín nước, độ đàn hồi cao, khả năng kháng nhiệt vượt trội. Biện pháp này để thi công chống thấm cho lớp gạch men lộ thiên trên sân thượng và ban công.

4. Bơm keo gốc Epoxy

Keo chà ron gốc epoxy
Keo chà ron gốc Epoxy được chế tạo từ gốc Epoxy cải tiến và được trộn theo tỷ lệ 1:1. Loại keo này sẽ đông cứng chỉ trong 2 đến 3 giờ với thành phần nhựa hóa học nên độ liên kết gần như tuyệt đối, ngăn chặn tình trạng rỉ nước.

5. Quét dung dịch

Nếu bạn sử dụng vật liệu chống thấm dột dạng lỏng, phương pháp này chính là quét dung dịch đó lên bề mặt cần thi công. Ở dạng lỏng, vật liệu sẽ dễ dàng thẩm thấu nhanh vào sâu bên trong, độ bám dính tốt, ngăn vết nứt lan rộng. 

Sử dụng để thi công dịch vụ chống thấm cho bể nước, tường nhà, ban công, sàn nhà… Trước khi thi công , bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt. Sau đó quét dung dịch lên bề mặt sau khi đã được vệ sinh.

6. Trộn vữa chống thấm

Vữa chống thấm có thể được kết hợp với những vật liệu xây dựng khác như keo dán gạch, bột chà ron mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trộn vữa với vật liệu xây dựng khác là cách thi công vượt trội, độ bám dính cao, hạn chế sự co ngót của hồ vữa xi măng.

Phương pháp này thường dùng Sika Latex trộn với vữa xi măng tạo thành hỗn hợp chống thấm tuyệt vời.

7. Phương pháp dùng băng cản nước

Băng cản nước có tên gọi khác là tấm chắn nước là một phần quan trọng giúp xử lý chống thấm các khu vực như: Kết cấu mạch ngừng bê tông âm dưới ngầm hoặc kết cấu bê tông có chức năng chứa nước, dẫn nước.

Phương pháp dùng băng cản nước phù hợp cho các hạng mục: Thi công mạch ngừng giữa móng và cột, vỏ vòm hoặc dầm, cổ cống công trình phụ.

Công nghệ chống thấm mới dùng keo chống thấm Composite

Gần đây DichVuGiaDinh.com đã nghiên cứu tìm ra giải pháp chống thấm mới dùng vật liệu Composite (giải pháp PNC). Vật liệu Composite được hiểu một cách đơn giản là vật liệu tổ hợp từ hai hoặc nhiều các loại vật liệu khác. Cấu thành từ nhựa nền (keo Composite) và vật liệu gia cường (vải thủy tinh). Trong đó, vật liệu mới được tạo thành sẽ có tính chất nổi trội hơn so với từng loại nguyên liệu tách rời.

Hiện tại, trên thị trường vật liệu composite được sản xuất với đa dạng các hình thức, chủng loại. Cũng như cho phép người dùng áp dụng linh hoạt các giải pháp chống thấm khác nhau. Một số sản phẩm keo điển hình này có thể kể tên như: Màng chống thấm bằng Composite, keo Composite F – seal, nhựa hay vữa dạng Composite….

Tại sao lên lựa chọn dịch vụ chống thấm bằng Composite?

Sử dụng vật liệu Composite FRP bởi các tính năng ưu việt của sản phẩm và ưu điểm trong thi công mà nó đem lại như:

- Khả năng chống thẩm thấu nước, chịu nhiệt tốt. Chống tia UV, chống cháy tuyệt vời. Không bị lão hóa khi gặp sự biến đổi thời tiết, khí hậu đột ngột

- Chống rỉ sét, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Tính năng chống ăn mòn tối ưu

- Khối lượng riêng của vật liệu nhẹ. Khi khô sẽ tạo độ cứng bền vững, chịu được va đập và có thể uống kéo một cách dễ dàng. Đây cũng được coi là ưu điểm nổi bật nhất của vật liệu Composite mà khó có loại vật liệu nào có thể đáp ứng được

- Dễ dàng thi công và sử dụng cũng như đảm bảo tuổi thọ công trình rất lâu dài.

- Không dẫn điện nên hoàn toàn vô hại, an toàn tuyệt đối với người sử dụng

Cơ chế hoạt động của keo chống thấm bê tông composite FRP

Khi ở dạng lỏng, keo thẩm thấu vào các mao dẫn trong bê tông, sau đó tự đóng rắn và lấp kín các mao dẫn, tạo chân bám chắc trong bê tông, đồng thời với việc tạo thành một lớp màng chống thấm trên bề mặt bê tông thương phẩm.

Ngoài ra vải thủy tinh liên kết đa hướng cũng được sử dụng để gia cường thêm, giúp tăng khả năng chống thấm của loại keo này lên nhiều lần, chống được nứt dăm trên bề mặt bê tông tươi.

Với việc kết hợp hai phương án khuếch tán thẩm thấu và tạo màng ngăn trong sản phẩm, keo composite đã tạo ra một bước tiến mới. Có thể ứng dụng cho mọi hạng mục công trình như, sàn, mái, tường, nền móng, tầng hầm, nhà vệ sinh, lô gia, bồn cây, bể nước các loại, bể ngầm, bể bơi…

Giải pháp bọc phủ chống thấm composite frp này được giới xây dựng đánh giá là giải pháp chống thấm mới hiện đại nhất hiện nay.
Được tạo bởi Blogger.