Header Ads

Có những hình thức niềng răng nào phổ biến?

Hiện nay, niềng răng đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính hiệu quả cao và an toàn trong điều trị. Các hình thức niềng răng cũng đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu điều trị của từng khách hàng. Vậy hiện nay có những hình thức niềng răng nào phổ biến? Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo. 

Các hình thức niềng răng phổ biến hiện nay 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục các vấn đề của hàm răng như hô, móm, vẩu, khấp khểnh, khớp cắn ngược… Sau khi niềng, răng sẽ thẳng đều và cân đối khớp cắn.

Mắc cài niềng răng là khí cụ đặc biệt được sử dụng cùng với dây cung để tạo lực kéo răng. Hiện đang có 3 loại mắc cài niềng răng khác nhau đang được áp dụng để chỉnh nha đó là: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự đóng.

Hiện nay có khá nhiều loại niềng răng khác nhau. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm nhất định:

1. Niềng răng có mắc cài

Với niềng răng mắc cài cố định, các mắc cài sẽ được gắn trực tiếp lên răng. Lực liên kết giữa các dây cung và mắc cài sẽ giúp kéo chỉnh răng một cách từ từ, về đúng vị trí mong muốn, giúp hàm răng trở nên đều đẹp.

Các loại niềng răng mắc cài phổ biến gồm:

1.1 Niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài 

Đây là mắc cài niềng răng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Loại mắc cài này có thể làm từ chất liệu inox, thép không gỉ hay đôi khi là bằng bạc hoặc vàng. Đi cùng với dây cung để giữ khung và định hình cấu trúc hàm.

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại có 2 dạng phổ biến là: mắc cài thường và mắc cài tự đóng. Trong đó, mắc cài thường sử dụng dây thun để cố định dây cung vào từng mắc cài cho từng vị trí răng, còn mắc cài tự đóng thì dây cung được giữ trong mắc cài bằng nắp trượt, giúp giảm tối đa lực ma sát và cảm giác đau khi siết răng.

– Ưu điểm niềng răng mắc cài kim loại:

Trong các loại niềng răng, đây là phương pháp được ưa chuộng bởi chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo kết quả điều trị tốt và nhanh chóng.

Nhờ độ bền chắc của mắc cài, với tác dụng lực mạnh và ổn định sẽ giúp tăng hiệu quả niềng răng cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Áp dụng được cho nhiều tình trạng răng khác nhau, đặc biệt là những trường hợp lệch khớp cắn nặng, khi niềng mắc cài kim loại sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.

– Nhược điểm niềng răng mắc cài kim loại:

Hạn chế của phương án này là tính thẩm mỹ trong thời gian đeo mắc cài sẽ không cao.

Ngoài ra, mắc cài hay dây cung có thể gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng như môi, má.

1.2 Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ” – Từ tên gọi đã thể hiện được đặc điểm của loại mắc cài này. Toàn bộ dây cung, dây chun và mắc cài đều làm từ vật liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng. Đồng thời cách thức hoạt động cũng giống như niềng răng bằng mắc cài kim loại.

– Ưu điểm niềng răng mắc cài sứ:

Tính thẩm mỹ khi niềng răng bằng mắc cài sứ cao, phù hợp với những người có công việc phải giao tiếp nhiều.

Mắc cài làm từ sứ nguyên chất, không gây kích ứng cho các mô mềm. Ngoài ra, cấu tạo thường ít gờ cách nên không gây vướng víu hoặc tổn thương môi, nướu răng.

– Nhược điểm niềng răng mắc cài sứ:

Do làm từ vật liệu sứ nên khi có va chạm mạnh sẽ dễ bị bung tuột hoặc vỡ.

Phần chốt niềng răng cũng lớn hơn so với các loại khác, có thể gây cảm giác không thoải mái.

Chi phí thực hiện cao và thời gian điều trị lâu hơn so với các loại niềng răng bằng mắc cài kim loại.

1.3 Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)

Sự khác biệt của phương pháp này với những loại mắc cài khác là vị trí đặt khí cụ. Thay vì gắn lên mặt ngoài thì tất cả mắc cài và dây cung được chuyển vào mặt trong của răng, từ đó tạo ra lực kéo để điều chỉnh răng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Ưu điểm niềng răng mắc cài mặt trong:

Mắc cài được gắn ẩn ở mặt trong của răng nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và giao tiếp hàng ngày của người đeo.

– Nhược điểm niềng răng mặt trong:

Thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn, chi phí đắt hơn nhiều so với các loại mắc cài niềng răng khác như mắc cài kim loại, mắc cài sứ,…

Việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn, khi thức ăn dễ vướng vào các mắc cài.

Đồng thời đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao thì mới thực hiện đạt hiệu quả.

1.4 Niềng răng mắc cài tự đóng

Vẫn sử dụng mắc cài kim loại và dây cung nhưng điểm cải tiến của phương pháp này chính là mắc cài có nắp trượt tự động nên dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài mà không cần đến hệ thống chun buộc.

– Ưu điểm mắc cài tự đóng:

Khắc phục được những sự cố thường xảy ra với dây chun như đứt, tuột, biến dạng, gây dị ứng,….

Không cần có tái khám thường xuyên với bác sĩ để điều chỉnh dây cung.

Tình trạng đau nướu được giảm thiểu do giảm được lực ma sát.

Thời gian niềng răng được giảm thiểu.

– Nhược điểm mắc cài tự đóng:

Chi phí cao hơn các phương pháp niềng thông thường.

Người dùng có thể cảm thấy khó chịu vì độ dày của mắc cài.

Cần được thực hiện với bác sĩ có chuyên môn cao.

2. Niềng răng không mắc cài

Trong các loại niềng răng chỉ có phương án Invisalign là không cần sử dụng hệ thống khung và dây cung (niềng răng không mắc cài). Thay vào đó là dùng bộ khay niềng trong suốt, ôm sát chân răng nên người khác khó nhận ra rằng bạn đang niềng răng.

Khay niềng được thiết kế riêng biệt và duy nhất trong suốt quá trình niềng. Người đeo có thể tự tháo lắp khay và thay định kỳ.

Ưu điểm niềng răng trong suốt Invisalign:

Đây là phương án có tính thẩm mỹ cao nhất hiện nay. Với các khay niềng được chế tác riêng theo khuôn hàm của mỗi người và hoàn toàn trong suốt nên khi mang sẽ khó phát hiện ra là đang niềng răng.

Do không phải gắn mắc cài, dây cung nên sẽ hạn chế được những tổn thương hay kích ứng môi, má, nướu…

Ngoài ra, với đặc tính tháo lắp dễ dàng, bạn có thể ăn uống thoải mái và vệ sinh răng dễ hơn.

Trên đây là thông tin về các hình thức niềng răng đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tùy vào tình trạng cũng như nhu cầu điều trị mà bạn có thể chọn loại phù hợp nhé.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-nieng-rang-cho-tre-10-tuoi-la-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/

Được tạo bởi Blogger.